Arno Breker (1900-1991) là một điêu khắc gia Đức tài giỏi. Ông sinh ra ở Elberfeld thuộc miền bắc Đức Quốc. Năm 20 tuổi ông vào Cao đẳng Mỹ thuật Düsseldolf để học chuyên về điêu khắc. Nhờ tài nghệ điêu luyện trong nhiều bộ môn nghệ thuật, ông từng được những nghệ sĩ sống cùng thời mệnh danh là 'Michelangelo của Đức'.
Tội phạm hay là nhà điêu khắc lớn nhất thế kỉ 20?
Salvador Dali: "Breker là nhà điêu khắc lớn nhất của thế kỉ 20."
Ralf Giordano: "Hãy quẳng cái thứ đó (tác phẩm của Breker) ra khỏi sân vận động Olimpia (Berlin). Nó chỉ bộc lộ cái như thể là biểu tượng về cách hành xử của nước Đức với quá khứ phát xít của đất nước này."
Bóng đá thế giới hết rồi, liên hoan nhạc Techno hết rồi, không còn cảnh cả triệu người khóc cười, con trai thì leo cột đèn, con gái cởi trần vẽ cờ vào ngực chạy rông vì nóng và vì phấn khích, nước Đức lại có gì?
Từ 22 tháng tư đến 22 tháng mười năm nay, tác phẩm của Arno Breker được trưng bày ở Schleswig – Holstei – Haus (Schverin). Tên tuổi và tác phẩm của Breker từ cả nửa thế kỉ nay vẫn là một đề tài cấm kị trong đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước này. Vì thế mà việc trưng bày lại các tác phẩm của ông dù không lôi cuốn sự chú ý của đám đông nhưng vẫn là một sự kiện nóng bỏng. Tham gia vào sự kiện này có nhiều nhiều nghệ sĩ và chuyên gia danh tiếng. Chủ tịch hội họa sĩ kí họa Đức thẳng thừng tuyên bố bãi bỏ cuộc triển lãm tác phẩm của mình, theo dự định sẽ được tổ chức ở chính nơi đang trưng bày tác phẩm của Breker, bởi vì, theo ông, đứng tên cùng với Breker ở nơi nào cũng là điều điếm nhục.
Nhưng các nhà tổ chức và nhiều nghệ sĩ khác thì muốn bước qua lời nguyền. Günter Grass, giải Nobel văn chương, người đã tham dự sâu sắc vào sự phán xét lịch sử Đức thời phát xít qua tác phẩm của mình như 'Cái Trống Thiếc' (Dương Tường dịch) ủng hộ tích cực việc cho xuất hiện trở lại của các tác phẩm của Breker. Michel Friedman, người Do Thái, nhà báo nổi tiếng trong vai dẫn chương trình Lịch sử của kênh truyền hình nhà nước ZDF tại Đức, tuyên bố: "Tiểu sử của Breker là một trong những chìa khoá có thể giúp chúng ta đóng lại sự khủng khiếp."
Breker là ai? Hãy nói cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai! Câu cách ngôn thường rất đúng này không dễ áp dụng trong trường hợp Breker.
Bạn của Breker, có những nghệ sĩ tạo nên gương mặt văn hóa của thế kỉ hai mươi vừa qua, như những Salvador Dali, Jean Cocteau. Nhưng Hitler, tên đồ tể của không chỉ một dân tộc cũng là bạn của ông. Ông đã đứng bên cạnh Hitler trong bộ quân phục quốc xã, giữa Paris sụp đổ. Bằng vào những hợp đồng tuyên truyền cho chế độ phát xít từ Hitler, Breker có thể coi là người đồng hành cùng phát xít Đức. Nhiều tác phẩm của ông bộc lộ sức mạnh tuyên truyền mãnh liệt cho chế độ độc tài toàn trị. Và đấy là lí do Stalin cũng đưa ra lời mời hợp tác béo bở cho người nghệ sĩ đang trên đà tự đặt mình dưới bóng của chế độ phát xít, đối đầu với chế độ Stalin lúc bấy giờ.
Ralf Giordano: "Hãy quẳng cái thứ đó (tác phẩm của Breker) ra khỏi sân vận động Olimpia (Berlin). Nó chỉ bộc lộ cái như thể là biểu tượng về cách hành xử của nước Đức với quá khứ phát xít của đất nước này."
Bóng đá thế giới hết rồi, liên hoan nhạc Techno hết rồi, không còn cảnh cả triệu người khóc cười, con trai thì leo cột đèn, con gái cởi trần vẽ cờ vào ngực chạy rông vì nóng và vì phấn khích, nước Đức lại có gì?
Từ 22 tháng tư đến 22 tháng mười năm nay, tác phẩm của Arno Breker được trưng bày ở Schleswig – Holstei – Haus (Schverin). Tên tuổi và tác phẩm của Breker từ cả nửa thế kỉ nay vẫn là một đề tài cấm kị trong đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước này. Vì thế mà việc trưng bày lại các tác phẩm của ông dù không lôi cuốn sự chú ý của đám đông nhưng vẫn là một sự kiện nóng bỏng. Tham gia vào sự kiện này có nhiều nhiều nghệ sĩ và chuyên gia danh tiếng. Chủ tịch hội họa sĩ kí họa Đức thẳng thừng tuyên bố bãi bỏ cuộc triển lãm tác phẩm của mình, theo dự định sẽ được tổ chức ở chính nơi đang trưng bày tác phẩm của Breker, bởi vì, theo ông, đứng tên cùng với Breker ở nơi nào cũng là điều điếm nhục.
Nhưng các nhà tổ chức và nhiều nghệ sĩ khác thì muốn bước qua lời nguyền. Günter Grass, giải Nobel văn chương, người đã tham dự sâu sắc vào sự phán xét lịch sử Đức thời phát xít qua tác phẩm của mình như 'Cái Trống Thiếc' (Dương Tường dịch) ủng hộ tích cực việc cho xuất hiện trở lại của các tác phẩm của Breker. Michel Friedman, người Do Thái, nhà báo nổi tiếng trong vai dẫn chương trình Lịch sử của kênh truyền hình nhà nước ZDF tại Đức, tuyên bố: "Tiểu sử của Breker là một trong những chìa khoá có thể giúp chúng ta đóng lại sự khủng khiếp."
Breker là ai? Hãy nói cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai! Câu cách ngôn thường rất đúng này không dễ áp dụng trong trường hợp Breker.
Bạn của Breker, có những nghệ sĩ tạo nên gương mặt văn hóa của thế kỉ hai mươi vừa qua, như những Salvador Dali, Jean Cocteau. Nhưng Hitler, tên đồ tể của không chỉ một dân tộc cũng là bạn của ông. Ông đã đứng bên cạnh Hitler trong bộ quân phục quốc xã, giữa Paris sụp đổ. Bằng vào những hợp đồng tuyên truyền cho chế độ phát xít từ Hitler, Breker có thể coi là người đồng hành cùng phát xít Đức. Nhiều tác phẩm của ông bộc lộ sức mạnh tuyên truyền mãnh liệt cho chế độ độc tài toàn trị. Và đấy là lí do Stalin cũng đưa ra lời mời hợp tác béo bở cho người nghệ sĩ đang trên đà tự đặt mình dưới bóng của chế độ phát xít, đối đầu với chế độ Stalin lúc bấy giờ.
Nghệ thuật vị quyền lực hay vị nghệ thuật?
Lịch sử nghệ thuật Đức nói chung dưới thời phát xít còn quá nhiều vùng mờ với các nhà nghiên cứu. Breker là một nghi vấn lịch sử, là một vùng mờ như thế khi người ta định soi rọi lại quá khứ.
Có rất nhiều điều người ta nói về ông cho đến giờ vẫn không thể nào kiểm chứng. Đã có nhà khoa học mong tìm ra sự thật cuộc đời Breker ngoài những điều tưởng chừng đã biết về ông. Nhưng sự thật, nếu đã phải tìm thì bao giờ cũng khó. Không ai có thể khẳng định trị giá thật của những hợp đồng Breker nhận từ chính quyền phát xít ngày đó. (Đồn rằng lên tới hàng triệu Mark. Hơ, nếu đúng thế thì to chuyện lắm!) Cũng không có câu trả lời chính xác về việc Breker tận dụng vị thế được sủng ái của mình trong thời phát xít để cứu người. Nhưng trong danh sách nạn nhân bị chính quyền phát xít truy đuổi và đã được Breker cứu sống có những tên tuổi cực kì nổi tiếng, đơn cử như Picasso. Đại sứ đầu tiên của Đức tại Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai, người sáng lập nhà xuất bản Suhrkamp danh tiếng nhất của Đức, từng khẳng định có tuyên thệ trước tòa án công cứu tử của Breker với họ và gia đình trong thời quốc xã.
Duy điều này là thật: Breker, nhà điêu khắc được coi là lớn nhất thế kỉ đã qua như nhận định của Dali, đã bị xếp hạng là kẻ tòng phạm của phát xít. Nếu không có hành động cứu người kể trên có lẽ cổ ông dám lủng lẳng trên một cái dây thừng khi chiến tranh kết thúc lắm. Thực tế thì ông chỉ phải lĩnh án phạt 100 Mark, hoàn toàn mang tính tượng trưng.
Tôi vẫn ngạc nhiên vì chưa thấy đạo diễn nào dựng phim về cuộc đời Breker. Có biết bao nhiêu điều có thể kể về cuộc đời lạ lùng của ông. Từ cuộc đời sóng gió, tràn ngập ánh sáng và bóng tối lịch sử đó có thể có bao nhiêu cách lí giải, phê phán hoặc biện minh. Song trong thực tế, Breker, cuộc đời và sự nghiệp, đã là một vấn đề nhạy cảm, đến mức trở thành điều húy kị. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, có tới 90 phần trăm tác phẩm của Breker bị phá hủy. Phần còn lại nằm im lìm trong sưu tập của gia đình, không cách nào tới được với công chúng, bởi vì các bảo tàng từ chối trưng bày. Người ta không lớn tiếng về các tượng Hitler do ông thực hiện đã đành, người ta quay mặt trước toàn bộ tác phẩm của Breker trong khi vẫn có cái nhìn khoan thứ, kính trọng với nhiều nghệ sĩ khác đã sống và sáng tạo thời phát xít. Với các chuyên gia và nhà nghiên cứu nghệ thuật, trước vấn đề Breker, im lặng thì đơn giản và dễ dàng hơn.
Có thể đem triển lãm những tác phẩm chưa bị hủy diệt (còn lại chỉ chừng 10 %) của Breker không suốt thời gian qua là một câu hỏi được đặt đi đặt lại. Mấy lần triển lãm tác phẩm của Breker bị phế bỏ vì trùng với những ngày có các sự kiện lịch sử này khác. Bên nói có bên nói không, bên ủng hộ cũng như bên chống đối việc trưng bày lại tác phẩm của Breker đều có tiếng nói của những nghệ sĩ đáng kính về danh tiếng và đạo đức. Breker đã khuất từ lâu, nhưng cuộc đời nghệ thuật từ đỉnh cao xuống vực sâu nhờ/vì chiến tranh phát xít của ông như vậy vẫn mãi mãi bị phủ bóng thời kì u ám nhất trong lịch sử hiện đại Đức, cái thời khiến bao người Đức có lương tri phải cúi mặt mà đi vì mặc cảm dân tộc.
Có rất nhiều điều người ta nói về ông cho đến giờ vẫn không thể nào kiểm chứng. Đã có nhà khoa học mong tìm ra sự thật cuộc đời Breker ngoài những điều tưởng chừng đã biết về ông. Nhưng sự thật, nếu đã phải tìm thì bao giờ cũng khó. Không ai có thể khẳng định trị giá thật của những hợp đồng Breker nhận từ chính quyền phát xít ngày đó. (Đồn rằng lên tới hàng triệu Mark. Hơ, nếu đúng thế thì to chuyện lắm!) Cũng không có câu trả lời chính xác về việc Breker tận dụng vị thế được sủng ái của mình trong thời phát xít để cứu người. Nhưng trong danh sách nạn nhân bị chính quyền phát xít truy đuổi và đã được Breker cứu sống có những tên tuổi cực kì nổi tiếng, đơn cử như Picasso. Đại sứ đầu tiên của Đức tại Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai, người sáng lập nhà xuất bản Suhrkamp danh tiếng nhất của Đức, từng khẳng định có tuyên thệ trước tòa án công cứu tử của Breker với họ và gia đình trong thời quốc xã.
Duy điều này là thật: Breker, nhà điêu khắc được coi là lớn nhất thế kỉ đã qua như nhận định của Dali, đã bị xếp hạng là kẻ tòng phạm của phát xít. Nếu không có hành động cứu người kể trên có lẽ cổ ông dám lủng lẳng trên một cái dây thừng khi chiến tranh kết thúc lắm. Thực tế thì ông chỉ phải lĩnh án phạt 100 Mark, hoàn toàn mang tính tượng trưng.
Tôi vẫn ngạc nhiên vì chưa thấy đạo diễn nào dựng phim về cuộc đời Breker. Có biết bao nhiêu điều có thể kể về cuộc đời lạ lùng của ông. Từ cuộc đời sóng gió, tràn ngập ánh sáng và bóng tối lịch sử đó có thể có bao nhiêu cách lí giải, phê phán hoặc biện minh. Song trong thực tế, Breker, cuộc đời và sự nghiệp, đã là một vấn đề nhạy cảm, đến mức trở thành điều húy kị. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, có tới 90 phần trăm tác phẩm của Breker bị phá hủy. Phần còn lại nằm im lìm trong sưu tập của gia đình, không cách nào tới được với công chúng, bởi vì các bảo tàng từ chối trưng bày. Người ta không lớn tiếng về các tượng Hitler do ông thực hiện đã đành, người ta quay mặt trước toàn bộ tác phẩm của Breker trong khi vẫn có cái nhìn khoan thứ, kính trọng với nhiều nghệ sĩ khác đã sống và sáng tạo thời phát xít. Với các chuyên gia và nhà nghiên cứu nghệ thuật, trước vấn đề Breker, im lặng thì đơn giản và dễ dàng hơn.
Có thể đem triển lãm những tác phẩm chưa bị hủy diệt (còn lại chỉ chừng 10 %) của Breker không suốt thời gian qua là một câu hỏi được đặt đi đặt lại. Mấy lần triển lãm tác phẩm của Breker bị phế bỏ vì trùng với những ngày có các sự kiện lịch sử này khác. Bên nói có bên nói không, bên ủng hộ cũng như bên chống đối việc trưng bày lại tác phẩm của Breker đều có tiếng nói của những nghệ sĩ đáng kính về danh tiếng và đạo đức. Breker đã khuất từ lâu, nhưng cuộc đời nghệ thuật từ đỉnh cao xuống vực sâu nhờ/vì chiến tranh phát xít của ông như vậy vẫn mãi mãi bị phủ bóng thời kì u ám nhất trong lịch sử hiện đại Đức, cái thời khiến bao người Đức có lương tri phải cúi mặt mà đi vì mặc cảm dân tộc.
Nghệ thuật vị nghệ thuật, để vị con người
Cứ lấy cái ở nhà gọi là 'nghệ thuật thị trường' hay 'nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa' ra mà xét thì chắc nghệ thuật phải vị không túi tiền công chúng thì túi tiền nhà nước. Nhưng thế thì dễ mất mình. Mà mất mình rồi thì hấp dẫn được ai? Cho nên nghệ sĩ phải biết vị nghệ thuật.Nhưng, trong những thời điểm lịch sử nhất định, như thế kỉ tàn bạo vừa qua, nghệ sĩ không thể vì ý thức về nghệ thuật như thế mà quên đi số phận con người. Nghệ thuật không thể nhân danh chính nó mà khoan thứ cho cường bạo áp chế lên con người, càng không thể biến mình thành tiếng hát ca cường bạo. Tài càng cao, trách nhiệm trước cuộc đời này càng khủng khiếp. Số kiếp nghệ sĩ, vì thế, nghĩ cho cùng đích thị là số giời đày.
Cuộc đời vừa chói lòa vừa ảm đạm của Breker cung cấp cho người hôm nay một cái nhìn không chỉ về lịch sử đã qua, mà còn là về người nghệ sĩ, dù chọn lựa thế đứng nào giữa thời buổi đó, vẫn thấm thía nỗi buồn thế kỉ. Cứ cho là Breker đã từng đi đều bước với phát xít, nhưng tôi nghĩ ông không phải chịu trách nhiệm về sự ngưỡng mộ tài năng của ông từ Hitler và từ Stalin.
Nhưng tôi tự hỏi, là một thiên tài, lẽ nào Breker lại thiếu khả năng rùng mình trước lịch sử. Lịch sử dân tộc ông đã đóng khung cuộc đời ông. Không trong quy mô thông thường dành cho con người bình thường, mà trong quy mô khôn lường dành cho nghệ sĩ. Breker không thể trông mong vào sự thể tất, lòng bao dung của triệu triệu hồn ma, khi ông đã cống hiến tài năng tuyệt đỉnh của mình cho Hitler và cho lí tưởng chống nhân loại của bọn quốc xã.
Hơn nửa thế kỉ đã qua, dân tộc Đức khôn ngoan không quên lấp thêm đất lên mồ chủ nghĩa phát xít. Nhưng mặc cảm lịch sử còn đủ sức phân hoá họ khi xét định lại những giá trị tinh thần của thời này, ví như tác phẩm của Breker. Nếu lấy sự được bàn định luận giải làm tiêu chuẩn để định giá tác phẩm thì Breker quả là lớn. Chết từ bao giờ mà thiên hạ vẫn phải tốn công gõ máy tính, giấy, mực viết mực in, và rất nhiều nước bọt để nói về. Nhưng nếu người ta chỉ nói về tác phẩm không thôi thì đời nghệ sĩ mới thật là toàn hảo.
Theo dõi hiện tượng Breker hôm nay, không thể không nhớ hàng loạt triển lãm tranh tượng của nền mỹ thuật xã hội chủ nghĩa nước nhà. Hết tượng đồng tới tượng đá. Hết tượng xi măng hoành tráng ở núi rừng đâu đó tới tượng thạch cao có mặt trong mọi phòng họp của mọi cơ quan. Và họa sĩ hoặc hãnh diện ngồi chờ hoặc đấu đá để nhận những hợp đồng béo bở từ các cơ quan nhà nước. Bản chất qúa trình sáng tạo của họ không khác gì Breker, nhưng họ không/chưa phải là tài năng được thế giới này thừa nhận như Breker.
Vậy thì cái còn lại với các nghệ sĩ của chúng ta sẽ là gì nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét