Có thể chia các quá trình bắt đầu và tiếp nối của nghệ thuật đương đại qua 5 giai đoạn: thập niên 60, 70, 80, 90 và từ năm 2000 đến nay.
Trong giai đoạn 1960 xuất hiện các trường phái lớn như Conceptual Art (gây chú ý bằng phối hợp ý tưởng), Minimalism (chủ nghĩa tối giản, có thể chỉ là một đoạn nhạc, một góc trình bày thiết kế), Performent Art (nghệ thuật trình diễn bằng hành động của nghệ sĩ), Fluxus (intermedia, dùng trong visual art và âm nhạc), Happening (sắp xếp bố cục nghệ thuật ở bất kỳ đâu).
Thập niên 1970 xuất hiện thêm một số trường phái như: Installation Art (nghệ thuật trình diễn dùng media, video, âm thanh đạt hiệu ứng mạnh, sống động với sắp đặt), Body Art (vẽ cường điệu, cách điệu trên cơ thể con người, gồm cả trang sức, chạm trổ, móc khuyên...), Land Art (dùng chính cảnh thiên nhiên để tạo tác phẩm nhằm đạt hiệu ứng mạnh, hoành tráng),Book Art (trong thiết kế sách hay liên quan đến chế bản, in ấn), Procces Art (qua các sản phẩm làm bằng tay).
Thập niên 1980: với các trường phái như: Appropriation Art (sáng tạo hay tái tạo, một chút cường điệu trên một tác phẩm vay mượn hoặc nổi tiếng), Electronic Art (dùng đồ điện tử, nhạc điện tử phối hợp), Live Art (người nghệ sĩ trình diễn trước đám đông), Video Installation (phối hợp giữa kỹ thuật video và nghệ thuật sắp đặt), Demoscene (loại hình nghệ thuật trên máy tính),...
Thập niên 1990: Internet Art (trên mạng, các nghệ sĩ làm phim, phần mềm biểu hiện nghệ thuật), New media Art (vận dụng kỹ thuật ghi đĩa, đồ hoạ máy tính, internet và cả robot).
Thập niên 2000 đến nay: Pluralism (chủ nghĩa đa nguyên), Relation Art (liên kết thực hành nghệ thuật gần gũi với công chúng), Software Art (hay Word Wide Web), Sound Art (Media Art phối hợp cả âm nhạc cổ điển), Street Art (nghệ thuật đường phố hay graffitti, vẽ lên các mảng tường với bình sơn xịt, nhạc hip-hop), Stuckism (chủ nghĩa bế tắc), Video game art (dùng máy tính và video game làm hiệu ứng trò chơi, giải trí), VJ Art (các nghệ sĩ trình diễn, tạo hiệu ứng quan sát trực tiếp, dùng màn ảnh lớn - thường tại các hộp đêm, trình tấu hay hoà nhạc).
Bài & ảnh Nguyễn Tường Huy
T ác phẩm “cut out from the wall” của Vacslav Pozarek (sinh 1940 tại tiệp khắc cũ). chất liệu gỗ ván và phủ màu, sơn bóng, thuộc trường phái Procces art & instalLation art. | Tác phẩm của nhóm KTS đương đại CH SÉC nằm trong gian Contemporary Architek 2007, cách trình bày ứng dụng mảng màu sắc lập thể (cubismus). |
Tác phẩm “set design” của Miloslav Melena (sinh 1937 tại Tiệp Khắc cũ). | Tác phẩm “Mezzedro chair” của Pier Giacomo Castigiori (người Ý, sinh năm 1913 tại Milano) được hoàn thành năm 1996, ứng dụng đầu tiên vật liệu plastic cứng, mở đầu cho hàng loạt sản phẩm nội thất dùng chất liệu plastic sau này. |
T ác phẩm “social situation”, 1992 của Tony Cragg (Liverpool, Anh). Phong cách sắp đặt, sử dụng vật liệu thông thường của Pop Art đặc trưng trong thế kỷ 20, tạo nên hiệu ứng design. phong cách này được ứng dụng nhiều trong nột thất phục vụ giải trí. | Tác phẩm “how high the moon” của Shiro Kuramata, Nhật (1934 - 1991), chất liệu thép. |
Thủy tinh màu, tác giả Dale Chihuly (sinh 1941 tại Mỹ). | |
Gỗ ghép ván tạo hình dáng kỳ lạ, thể hiện tính công nghệ trong proccess Art, cho đến nay vẫn là những sản phẩm design nội thất cao cấp. | Ghế bằng thép không gỉ (1983) của Phillippe Strack (sinh 1949 tại Pháp) hiện rất phổ biến trong nội thất |
Michael Bielicky với Video Installation art | C hủ nghĩa tối giản (Minimalism) |
“Magic Box 2002” của Hayben Voutier (Pháp), phong cách Fluxus đặc trưng, như một thể nghiệm cho xu hướng sống độc thân đang phổ biến: một căn hộ, một valy với đầy đủ tư trang. phong cách này đang là xu hướng của các block design | Thép không gỉ tạo hình cây đời (1970) của Rene Roubicek (ch séc) với những bóng đèn spotlight tạo hiệu ứng ánh sáng đỉnh cao của decor với phong cách Installation và Procces Art |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét